THUYẾT MINH VỀ ĐÔI DÉP LỐP

 THUYẾT MINH VỀ ĐÔI DÉP LỐP

Video



Dàn ý

*Mở bài

*Thân bài

  1.  nguồn gốc

  2.  đặc điểm

  3. vai trò

  4. ý nghĩa 

*kết bài 

Bài làm

Đôi dép của Người mòn vẹt gót

Người đã đi khắp ngả đường đất nước hành quân.

                            

Nhân dân nước Nam ta có bao nhiêu cái gọi là “ lịch sự oai hùng, chấn động nam châu” trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lượt như Pháp, Mỹ,Trung Quốc,..Đằng sau sự vẻ vang ấy, là những người lính sống trong cảnh “ bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, hành trang mang theo bên người chỉ có chiếc võng, cái bát ăn cơm, balo con cóc, chiếc mũ tai bèo,... Và một trong những hành trang không thể thiếu của mỗi người lính đó là đôi dép lốp.

  1. Nguồn gốc

Có lẽ khoảng năm 1947, thời chống Pháp là sự ra đời của dép lốp và người đưa ra ý tưởng làm loại dép này chính là Đại tá Hà Văn Lâu. Ý định này của ông có lẽ xuất phát từ những điều kiện gian khổ và thiếu thốn quân nhu trong chiến tranh, bộ đội ta thường phải đi chân trần hoặc những loại giày dép tàn tệ, không bảo vệ được bàn chân. Vừa hay với độ bền, dai của cao su những tác động của mảnh chai, đinh nhọn, than đỏ đều không thể tổn hại bàn chân, giảm được đáng kể những thương tích không đáng có, trong điều kiện y tế còn hạn chế, một vết thương cũng đủ khiến bộ đội ta chật vật. Loại dép này có nhiều tên khác nhau như dép lốp, dép cao su, dép cụ Hồ.

  1. Đặc điểm

Dép lốp cũng có hình dáng và cấu tạo tương đối giống các loại dép thông thường, bao gồm hai quai bắt chéo trên mu bàn chân và hai quai bắt ngang cổ chân, giữ cho dép khỏi tụt khi di chuyển. Đế dép phẳng và dày, mặt dưới là mặt ngoài của lốp xe chống trơn trượt rất tốt. Việc chế tạo đôi dép lốp khá đơn giản, vật liệu chủ yếu là lốp và săm xe đã cũ, người ta cắt lấy phần giữa của lốp xe theo khuôn hình bàn chân làm đế dép, sau đó đục 8 lỗ để xỏ quai. Phần quai dép được làm từ săm xe, người ta cắt các mảnh quai rộng khoảng 1-1,5cm, chiều dài khoảng 12-15cm tùy cỡ chân, rồi dùng tay luồn qua các lỗ đã được đục trên đế dép, không cần sử dụng keo dán hay dùng chỉ cố định, đế dép sẽ tự động mút chặt quai dép nhờ sự giãn nở của cao su.

  1. Vai trò

Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ. Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch.

  1. Ý nghĩa

Dép lốp sử dụng nhiều trong chiến tranh nên nó đã trở thành một biểu tượng của những người chiến sĩ Cách mạng và vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng thường xuyên sử dụng loại dép này. Vì vậy mà dép lốp còn là một biểu tượng về sự giản dị của Bác. Nó mang những biểu tượng mạnh mẽ thể hiện được tinh thần chiến đấu của dân tộc ta. Mặc dù nó không hiện đại và đắt tiền nhưng giá trị của nó đến hôm nay, phải được coi là một điều có ý nghĩa và trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Không những thế, đôi dép lốp đã trở thành đề tài, nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều giới nhà văn, nghệ sĩ cả trong nước và ngoài nước. 

Kết bài

Ngày nay, tuy dép lốp không còn phổ biến như xưa nhưng nó nhắc nhở chúng ta về một thời đã qua với biết bao cay đắng, khổ cực mà cũng thật hào hùng, oanh liệt. Dép lốp đã làm nên vẻ đẹp giản dị, thanh tao của anh bộ đội cụ Hồ với lòng yêu thương đất nước vô bờ. Và cũng chính đôi dép ấy đã góp phần giúp dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ của bọn xâm lược và nó là một chứng nhân lịch sử trong một hành trình dài chống giặc ngoại xâm.

   Giống như tác giả Hoàng Kiền Có cảm tác ra một bài thơ mang tên " ĐÔI DÉP CAO SU"  

"...Hôm nay ngày đẹp biết bao

Đồng đội mến tặng quà, xao xuyến lòng

Chắc, tinh, thấm đẫm sức công

Một đôi dép lốp chìm trong - tên mình ..."


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Thuyết minh về chiếc bút bi lớp 8 ( lớp 9)

THUYẾT MINH PHONG NHA – KẺ BÀNG