Thuyết minh về chiếc bánh chưng

Video


Dàn ý

*Mở bài

*Thân bài

  1.  Nguồn gốc

  2. Các làm bánh

  3. Thưởng thức

  4. ý nghĩa 

*kết bài 

Bài làm

 MỞ BÀI

Đêm giao thừa chiếc bánh chưng mẹ gói

Lá chuối xanh mỗi lớp một niềm vui

Chắc hẳn trong mỗi người con mang dòng máu rồng tiên cao quý ai mà chẳng biết đến bánh chưng- loại bánh truyền thống của Việt Nam, là một sự hiện diện không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về. Tết hàng năm, mọi người khắp bốn bể lại bắt đầu về nơi mái ấm của mình, cùng chung vui đêm giao thừa bên những lò bánh chưng thêm ngon, nóng hổi thì còn gì bằng!

THÂN BÀI

  1. nguồn gốc

Vào đời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn tìm một loại lễ vật để cúng Tiên Vương. Trong khi những người con khác mang đến sơn hào hải vị, thì chàng hoàng tử thứ mười tám là Lang Liêu khi được thần nhân mách bảo, đã mang đến hai món bánh ngon làm từ hạt gạo thân thuộc là bánh chưngbánh giầy. nếu như bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời thì bánh chưng lại hình tượng trưng cho đất, con người luôn phải biết ơn mảnh đất đã sinh ra và nuôi sống chúng ta. 

  1. Cách làm bánh chưng

Bánh chưng bao gồm những nguyên liệu rất đơn giản: Lá dong dùng để gói bánh, gạo nếp làm vỏ bánh và đỗ xanh, thịt lợn, hành làm nhân bánh. Để chuẩn bị gói bánh chưng, ta phải chuẩn bị những lá dong với nhiều kích cỡ, rửa sạch. Gạo nếp và đỗ xanh phải được ngâm sẵn, thịt lợn thái miếng và hành thái lát mỏng. Sau đó đến công đoạn gói bánh chưng. Ngày trước ông bà ta gói bánh chưng thuần túy bằng tay, nhưng bây giờ thường có khuôn để gói bánh được vuông vắn và dễ dàng hơn.

Đầu tiên là đặt hai chiếc lạt biên dưới khuôn, sau đó xếp một lớp lá dong vuông vắn lên bốn mép khuôn. Tiếp theo là một lớp gạo nếp. Sau khi đã đổ gạo nếp lần thứ nhất, ta sẽ cho nhân bánh chưng gồm có đỗ, thịt và hành vào, xan đều ra giữa bánh rồi lại đổ thêm một lớp gạo nếp nữa. Cuối cùng là gói bánh lại và dùng lạt để cố định bánh cho chắc chắn. Khi gói bánh ta không nên xê dịch để tránh bị góc lệch. Những chiếc bánh chưng được coi là đạt tiêu chuẩn khi phần gạo và nhân bánh được nằm vuông vắn trong lớp lá, khi gói bánh chưng, không được cho lớp lá quá mỏng hay rách bởi nếu vậy khi luộc ruột bánh sẽ bị bung ra ngoài. Sau khi gói xong bánh chưng, ta cần chuẩn bị một nồi lớn để luộc bánh, thường thì sẽ luộc bánh chưng bằng bếp củi vì mất khá nhiều thời gian, xếp lần lượt bánh chưng vào nồi sau đó đổ nước vào, để lửa cháy âm ỉ trong khoảng 6-10 tiếng. Bánh chưng cần luộc lâu để chín đều và mềm thơm. Sau khi luộc xong bánh chưng cần được ép cho vuông vắn. Lúc ấy một chiếc bánh chưng mới hoàn chỉnh.

  1. Cách Thưởng thức

Bóc bánh chưng, màu bánh phải xanh màu lá dong, gạo phải mềm và chín tới mới ngon. Bánh chưng không cắt bằng dao mà dùng chính lạt gói bánh để cắt rất dễ dàng. Lớp vỏ bánh dính chặt và thơm mùi gạo nếp, mùi lá dong, đỗ bở tới, quyện với thịt lợn và hành tươi tạo nên một hương vị độc đáo và riêng biệt. Bánh chưng thường được ăn kèm với hành muối và dưa món,…

  1. Ý nghĩa

Bánh chưng thường được dùng để cúng ông bà tổ tiên, mang làm quà biếu tặng mỗi dịp Tết đến xuân về, vừa gần gũi lại vừa lịch sự. Những chiếc bánh chưng trong mâm cơm ngày Tết vừa là món ăn thân thuộc vừa là mong chờ và niềm chúc cho những điều tốt đẹp trong năm mới sẽ đến với mỗi gia đình. Hơn hết, bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

KẾT BÀI

Cho dù xã hội có phát triển đến đâu, những món ăn mới và ngon như thế nào có ra đời, vị trí của bánh chưng trong mỗi dịp lễ trọng đại của dân tộc vẫn không thể thay thế. Món bánh chưng mộc mạc giản dị mà đầy ý nghĩa, vừa là sự biết ơn với ông cha ta, vừa là nét đẹp văn hóa không thể phai mờ. Sắp đến tết rồi, ta lại được dịp ăn bánh chưng , cái bánh thân thương, gần gũi và có hơi ấm quê nhà ấy:

Các con về quê ta vui tết nghe con

Bà nội đang gói bánh chưng chờ các con trước cửa

Để có nồi bánh chưng trong đêm cuối mùa đông

Bà nội con phải bầm chân những ngày đông giá lạnh


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Thuyết minh về chiếc bút bi lớp 8 ( lớp 9)

THUYẾT MINH PHONG NHA – KẺ BÀNG