THUYẾT MINH VỀ CÂY HOA MAI

Video

Dàn ý

*Mở bài

*Thân bài

  1.  Nguồn gốc

  2. Phân loại

  3. Cấu tạo

  4. Ý nghĩa 

  5. Cách chăm sóc

*Kết bài

Bài làm

MỞ BÀI

Hoa hôm nay bừng nở

Sao gọi là hoa mai?

Tết về, hoa mới nở

Phải hoa là sứ giả

Mùa xuân cử đến không

Cây hoa mai- nó mang đậm những nét dịu dàng và mát mẻ của mùa xuân. Miền Bắc xuân về với cành đào tươi thắm còn đối với miền Nam thì cây mai là một loài hoa Tết không thể thiếu được ở mọi nhà.

 

THÂN BÀI

  1. Nguồn gốc

Nguồn gốc của hoa mai là từ Trung Quốc, chúng xuất hiện trên đất nước này cách đây khoảng hơn 3000 năm trước. Hoa mai ban đầu vốn là cây hoang dại. Cây thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Chính nhờ đặc điểm rụng lá vào cuối mùa đông, nở hoa khi đầu mùa xuân nên cây mai thường được trồng làm cây cảnh chơi Tết Nguyên Đán ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

  1. Phân loại

Hoa mai được phân bố tự nhiên nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Ngoài ra hoa mai cũng phân bố nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có nhưng số lượng ít hơn.

Hoa phân thành mấy loại phổ biến, đó là: Mai tứ quý, Bạch mai, Hồng mai và Hoàng mai,...

  1. Cấu tạo 

Bộ rễ mai vàng có thể đâm sâu 2 – 3 m. Sự phân bố của bộ rễ phụ thuộc vào tính chất đất, mực nước ngầm nơi trồng, hình thức nhân giống như gieo hạt, chiết cành, ghép và điều kiện kỹ thuật chăm sóc. Mai có thân gỗ cao lớn, nếu để mọc và sinh trưởng tự do cây sẽ mọc từ hạt có thể cao tới 20 – 30 m, tán lá thưa. Lá mai có dạng đơn, mọc so le, phiến lá hình trứng thuôn dài, mặt dưới màu hơi ánh vàng. Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ lụa bọc bên ngoài. Khi vỏ lụa bung ra, thì xuất hiện một chùm hoa con, từ một nụ đến mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, độ bảy ngày sau là nở.Thường hoa nở 3 ngày thì tàn. Ngày thứ nhất, 5 cánh và chùm nhụy xoè thẳng ra rất đẹp. Ngày thứ hai, 5 cánh vểnh lên và chùm nhụy dụm lại. Qua đến ngày thứ ba, 5 cánh bắt đầu rơi lả tả theo chiều gió, hoa tàn. Sau khi tàn, hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt.

  1. Ý Nghĩa

 Ông cha ta ngày xưa ví hoa mai như là biểu tượng của cốt cách, luôn giữ vững trong tâm trí đạo lý ân nghĩa, như sức sống bền bỉ trải qua bao gió sương để rồi đơm hoa đúng vào đầu xuân mang đến sắc hương ngọt ngào.

Tương truyền, trước khi Mãn Giác Thiền sư viên tịch đã viết:

"Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một nhành mai."

Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta trưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Những đóa mai vàng nở rộ trong tiết xuân còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau.

  1. Cách chăm sóc


Bạn cần cắt tỉa cành hợp lý tùy theo hình dạng và kích thước ban đầu của cây. Thông thường sẽ cắt bỏ ⅓ cành đi hoặc tỉa cành trên ngắn hơn hàng dưới giống như dáng cây thông. Thời điểm tỉa cành hợp lý là trước ngày 15 âm lịch. Bạn có thể dùng vòi phun nước mạnh vào cây để rong rêu, nấm mốc ở thân cây bị bong tróc ra sạch.

KẾT BÀI

Mai  không những là biểu tượng của sự tinh tú mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.


 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Thuyết minh về chiếc bút bi lớp 8 ( lớp 9)

THUYẾT MINH PHONG NHA – KẺ BÀNG