Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

video

Bài làm

Mở bài

Ngày Tết Âm lịch bước vào bất kì gia đình người Việt nào ta cũng bắt gặp trên bàn thờ gia tiên mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả mà ta thường thấy trên bàn thờ mọi gia đình Việt không chỉ làm cho ngày Tết thêm sinh động mà còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng và thể hiện những điều ước nguyện của gia chủ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của nó.

Thân bài

1.     Nguồn gốc

Trong kinh Vu-lan-bồn (Ullambana Sutra) do Phật thuyết cho Mục-Kiền-Liên về cách cứu mẹ ông khỏi kiếp ngạ quỷ có nhắc đến việc chuẩn bị mâm ngũ quả dưới hình thức "trái cây năm màu" để cúng dường chư Tăng, mà theo quan niệm nhà Phật trái cây 5 màu tượng trưng cho ngũ căn: tín, tấn, niệm, định và huệ.

2.     Tượng trưng

Chữ “quả”  mang ý nghĩa sung túc nhờ vào cấu tạo của nó, bên trong là hạt tượng trưng cho sao, phần thịt quả bên ngoài bao bọc lấy tượng trưng cho vũ trụ, thể hiện ý nghĩa sinh sôi, sự bất tận và sự tái sinh của sự sống. “Ngũ quả” biểu trưng cho sự cầu nguyện  mùa màng bội thu, nên Mâm ngũ quả được chọn để dâng lên ông bà tổ tiên vào dịp TếtTùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm, người dân mỗi vùng, miền có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng.

3.     Mâm ngũ quả 3 miền

1.Miền Bắc

*Thành phần

Mâm ngũ quả của người miền Bắc theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất  gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hay có thể thay thế bằng dưa đỏ, na xiêm, táo, lựu,…

*Cách bày trí

Cách trình bày truyền thống thường là nải chuối đặt ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ những loại quả khác. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi tròn căng mọng hoặc quả phật thủ có màu vàng đẹp mắt. Những quả nhỏ hơn như cam, quất, hồng… sẽ xếp xen kẽ xung quanh

*Ý nghĩa

Nải chuối hoặc quả phật thủ có ý nghĩa thể hiện sự che chở của Trời, Phật cho con người. Bưởi, cam thể hiện sự trọn vẹn, hứa hẹn năm mới tốt lành, phúc lộc viên mãn. Đào, hồng thể hiện sự hồng hào, thăng tiến và thành đạt. Táo có ý nghĩa là phú quý.  Lựu có ý nghĩa tượng trưng cho con đàn cháu đống

2.Miền Trung

Còn miền Trung của chúng ta là vùng đất khô cằn ít hoa trái lại thêm dịp Tết là mùa đông nên trái, quả lại càng khan hiếm hơn.

*Hình thức

Chính vì vậy, người dân miền Trung không quá câu nệ hình thức,rất giản dị ý nghĩa mâm ngũ quả bày trong ngày Tết, thường ,là có gì cũng nấy miễn là tươi ngon để thành tâm dâng kính tổ tiên.

*Thành Phần

Vì miền Trung (tức ở giữa) nên chịu sự giao thoa của hai nền văn hóa Bắc và Nam vì vậy quan niệm về mâm ngũ quả của người ở đó cũng rất đa dạng, phong phú.Các loại quả thường có trong mâm ngũ quả miền Trung là: thanh long, chuối, dứa, dừa, mãng cầu, cam, dưa hấu,...

3.Miền Nam

 *Thành Phần    

 So với người miền Bắc, người miền Nam lại trọng về ý nghĩa các loại quả hơn, mâm ngũ quả của họ bao gồm mãng cầu xiêm, dừa hay dưa, đu đủ, xoài, sung.

*Cách bày trí:          

 Theo quan niệm thì Ngũ Hành không có ý nghĩa trên bàn thờ, không mang ý thực tiễn tâm linh cho nên các bạn vẫn có thể lựa chọn các loại quả khác để bày lên mâm ngũ quả theo ý muốn của mình.

*Các loại quả không nên có ở Miền Nam:               

Trên mâm ngũ quả miền Nam không bao giờ chọn những thứ quả có tên mang ý nghĩa xấu. Như là chuối (có chữ đọc thành “chúi nhủi”, mang ý nghĩa thất bại), quả lê (có ý nghĩa là lê lết), táo (người miền Nam đọc là bom), lựu (lựu đạn), quýt, cam (vì có câu quýt làm cam chịu) hay ngay cả sầu riêng – thứ quả mà bình thường người miền Nam rất thích ăn cũng không được lựa chọn bày lên mâm ngũ quả bởi vì có ý sầu buồn rầu, là không mang lại may mắn cho năm mới.?

*Ý nghĩa:      

 Đặc biệt hơn cả là họ có cả cách gọi cho mâm ngũ quả theo kiểu gần âm: mãng cầu là cầu, đu đủ gần âm với chữ đủ, dừa hay dưa gần âm với vừa, xoài gần âm với “xài” (tiếng miền Nam có nghĩa là dùng) sung là “sung túc” đọc thành “cầu vừa đủ xài sung” hay “cầu sung vừa đủ xài”.??       

4.     Quy trình chọn nguyên liệu

Khi đi chợ mua quả, thì cần chọn những quả chắc không trầy và còn nguyên cành lá để mâm ngũ quả được nhìn xum xuê, đẹp mắt. Vì mâm ngũ quả sẽ trưng trên bàn thờ sau mồng 3 Tết hay dài hơn nữa nên khi đi mua chọn quả còn xanh hoặc chín tới để trưng được lâu mà không bị héo, chín quá.

·       Muốn chọn dưa hấu ngon cần lấy tay búng vào vỏ quả dưa, nếu âm thanh nghe trầm, kêu bịch bịch có nghĩa là quả ngon.

·       Còn khi chọn quýt nên chọn những quả lõm phía dưới vì thường là những quả ngọt.

           Về phần bưởi nếu là quả tươi ngon thì cầm sẽ thấy nặng và chắc.

·       Chọn xoài có da căng bóng, màu vàng sáng. không lấy quả da thâm đen, vỏ nhăn, nhũn.

·       Mua đu đủ, bạn nên chọn mua những trái màu vàng, có đốm nhỏ xanh li ti và dáng thon dài.

Trước khi bày biện trái cây lên mâm ngũ quả thì cần phải rửa qua và lau khô luôn để quả không bị dính nước mà nhanh hỏng, nhanh héo. Với hoa quả sạch hái trong vườn nhà có thể chỉ cần lấy khăn mềm lau qua cho sạch.

5.     Ý Nghĩa

      Ngày nay

Ngày nay do trái cây nhiều, loại nào cũng ngon, bổ và để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiện tính mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm”.

      Ý nghĩa tâm linh

    Mâm ngũ quả là tâm sự gửi gắm của mỗi gia đình, nói lên lòng biết ơn trời đất, tổ tiên, ước muốn đầy đủ và sung túc, hòa hợp như năm sắc màu của thiên nhiên trong ngũ hành. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng trong mỗi gia đình Việt thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học – tín ngưỡng – thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người

      Ý nghĩa khác

Ngoài ý nghĩa tâm linh ra, mâm ngũ quả làm cho không khí ngày Tết cũng như bàn thờ gia tiên thêm phần rực rỡ tươi vui, ấm áp. Mâm ngũ quả thể hiện triết lí, ý nghĩa cao về tâm hồn người Việt chúng ta cũng như thể hiện tính thẩm mỹ. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là các bạn đã tìm hiểu về lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Mặc dù mỗi miền mỗi khác nhưng dù sao mâm ngũ quả cũng là thứ hội tụ đầy đủ hồn quả, hương cây của khắp mọi miền đất nước chúng ta.

Kết bài

Cho dù đi xa quê hương thì mọi người cũng vẫn nhớ nét văn hóa này, vẫn không quên chuẩn bị mâm ngũ quả tươm tất để đón Tết. Như vậy, các bạn đã cùng mình tìm hiểu về mâm ngũ quả - một nét đẹp văn hóa lâu đời của đất nước ta.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Thuyết minh về chiếc bút bi lớp 8 ( lớp 9)

THUYẾT MINH PHONG NHA – KẺ BÀNG