Thuyết minh về cây phượng- lớp 9 ( lớp 8 )



Thuyết minh về cây phượng

Video:

Dàn ý:

*MỞ BÀI:

Giới thiệu cây phượng + trích thơ, bài hát liên quan đến cây phượng cho hay hơn nhé :>

*THÂN BÀI

1. Nguồn gốc:

2. Đặc điểm

3. Công dụng

4. Cách chăm sóc

*KẾT BÀI: Cảm nghĩ của bản thân về cây phượng

Bài làm

MỞ BÀI:

Tháng năm về rợp trời hoa Phượng đỏ

Ve râm ran, nắng gió đến xao lòng

Những câu thơ đã thành công lột tả những kỉ niệm của tôi về cây hoa phượng- cây học trò trò gắn liền với biết  bao nhiêu kỉ niệm đáng nhớ trong thời học sinh của tôi và bây giờ cũng vậy. Nó luôn là sự hiện diện tuyệt hảo, đẹp đẽ, rực rỡ nhất đọng lại trong lòng mỗi đời người kể cả tôi.


THÂN BÀI

  1. Nguồn gốc:

Loài cây này được người ta tìm thấy tại những cánh rừng ở Madagascar. Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tên của cây phượng được gọi theo màu sắc của hoa ví dụ như phượng vàng, phượng đỏ,...

  1. Đặc điểm

Trung bình mỗi cây phượng cao từ 9m - 15m, có loại cao hơn có thể lên tới 20 mét. Thân phượng có lớp vỏ màu nâu nhạt, da không quá mượt mà nhưng cũng không phải quá sần sùi như nhiều loại cây khác. Nó gióng như một cô người mẫu có thân hình chuẩn chỉnh, cân đối đáng tỏa sáng trên sàn diễn vậy. Bề rộng thân bằng một vòng tay người ôm hoặc có thể nhỏ hơn, lớn hơn tùy thuộc vào năm tuổi và sự sinh trưởng của cây. Rễ phượng ngoằn ngoèo, khá lớn và trồi lên trên mặt đất như hình những chú rắn nâu khổng lồ, chúng vươn ra khá dài để hút chất dinh dưỡng trong lòng đất nuôi cây phát triển. Nếu ví cây là cô người mẫu thì rẽ cây bấy giờ chính là phần đuôi váy, điểm nhấn của cây.  Phần ngọn của cây phượng là những tán lá dày đặc và toả rộng ra như những chiếc ô lớn bao trùm cả khoảng không rộng, tạo bóng mát cho mỗi sân trường, mỗi còn đường có dấu ấn của phượng vĩ. Lá phượng xanh ngát khi xuân về, còn e ấp như những thiếu nữ ngại ngùng, dần dần chúng xòe ra chào đón những tia nắng hè rực rỡ. Cây phượng như muốn chạy kịp với trời hè, qua còn xanh màu lá mà giờ đã bừng đỏ rực những ngọn lửa cháy trên cành. Đó là hoa phượng, hoa phượng đỏ rực rỡ làm sao, nó không phải một đóa mà là hàng trăm chùm. Mọc xen kẽ trên những tán cây xanh, hoa phượng hé những đôi mắt lửa, ngắm nghía không gian.

Nhìn từ xa , cây phượng như một chiếc ô đỏ sặc sỡ giữa nền trời xanh trong với những áng mây bồng bềnh. Dường như hoa phượng nở càng đỏ, lá phượng lại càng xanh, một niềm vui cháy khát và nỗi sầu mang mác có lẽ chính là nỗi niềm của phượng vĩ. Có lẽ vui vì hè đến, mang lại hơi thở tươi mới cho từng tế bào trong thân cây, còn buồn, buồn vì hè đến, Phượng lại nhìn những học sinh bước vào mùa thi, rồi kì nghỉ hè đến, phượng lại cô đơn một mình. Cây phượng, ôi thân thương!

Phượng vĩ vốn là cây nhiệt đới, ưa cái nóng và ghét cái lạnh. Mỗi lần mùa đông sang khắc nghiệt ghé qua, là lúc cây phượng phải chịu những thử thách lớn. Phượng trơ cành khẳng khiu không một chiếc lá, thân phượng đen già. Bầu trời âm u, quạt từng cơn gió lớn, lay lắt những cành lá và quả già còn sót lại trên cành.Tôi  nhìn cây phượng mà xót thương vì giờ đây nó không còn sức sống mà nó vốn có. Những rực rỡ, những nồng nhiệt bị thay thế bởi từng đợt run rẩy của cành cây và sự u buồn vì vắng bóng những tầng lá xanh. Và rồi đông qua, mùa xuân đánh thức những cành lá, mùa hè ồ ạt tiếng ve như tiếng reo gọi những bông hoa phượng bừng nở rực rỡ.

  1. Công dụng

Cây Phượng đóng vai trò quan trọng, là sự hiện diện không thể thiếu trong tiềm thức của con người. Cây không chỉ là cây che mát, là chỗ ngồi lý tưởng để đọc sách, thư thả mà hễ có dịp, hay các ngày lễ, buổi khai giảng, tốt nghiệp chúng thầy cô và học sinh đều đứng trước cây phượng mà tạo dáng hình thành nên những bộ ảnh chất lượng, đẹp đẽ , lưu giữ những khoảnh khắc đẹp đẽ này.  Tôi Có nghe mẹ kể rằng thời học sinh cây phượng còn là nơi chứng kiến những cuộc tình chớm nở,  là lứa là đôi trai gái cho nhau những lời ngọt ngào, đắm say,  trên gương mặt của ai đều là những nụ cười mơ mộng và còn đôi phần ngại ngùng của đàng trai, e thẹn của đàng gái. Sâu xa hơn, Cây Phượng còn có thể làm thuốc. Vỏ và rễ của cây phượng vĩ được sử dụng để làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt. Vỏ thân sắc nước uống trị bệnh sốt rét, giảm huyết áp. Còn lá cây trị bệnh tê thấp và đầy hơi.

  1. Cách chăm sóc

Cây phượng có tuổi thọ trung bình là 30-50 năm thôi. Để giữ được cây sống lâu, chúng ta cần phải chăm sóc cây một cách cẩn thận và chu đáo. Cho cây phượng có nhiều thời gian chiếu sáng,chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn. Tưới cây để Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, 2 tuần/lần làm cỏ.

KẾT BÀI

Tuổi học trò cứ thế trôi đi êm đềm, cùng bạn cùng bè cùng cây phượng vĩ lưu giữ bao thương nhớ thuở mộng mơ. Cây phượng luôn là loài cây đẹp đẽ, tỏa sáng khắp thế giới trong tôi, thật vui khi tuổi thơ tôi có thể gắn với nó một cách hoàn thiện đến vậy. Tôi nhớ nhà thơ Đỗ Trung Quân từng sáng tác ra bài thơ Phượng Hồng, giờ đã phổ thành bài hát như này- một bài làm tôi rất ấn tượng và làm tô thêm sắc màu của cây phượng trong tôi: 

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,

Em chở mùa hè của tôi đi đâu,

Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18,

Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.


=> Thuyết minh cây phượng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Thuyết minh về chiếc bút bi lớp 8 ( lớp 9)

THUYẾT MINH PHONG NHA – KẺ BÀNG